Sử dụng y học Digitalis

Tim mạch

Một nhóm các loại thuốc được chiết từ cây dương địa hoàng được gọi là digitalin. Việc sử dụng chất chiết từ D. purpurea có chứa glicozit tim mạch để điều trị các bệnh tim mạch được William Withering mô tả lần đầu tiên trong văn liệu y khoa tiếng Anh vào năm 1785,[14][15][16] được coi là sự khởi đầu của phương pháp trị liệu hiện đại.[17][18] Nó được sử dụng để tăng khả năng co bóp của tim (nó là một tác nhân biến lực tính dương) và như một loại thuốc chống loạn nhịp tim để kiểm soát nhịp tim, đặc biệt là trong tình trạng rung tâm nhĩ không đều (và thường là nhanh). Do đó, Digitalis thường được kê đơn cho các bệnh nhân rung nhĩ, đặc biệt nếu họ được chẩn đoán mắc suy tim sung huyết. Digoxin đã được phê duyệt cho bệnh suy tim vào năm 1998 theo các quy định hiện hành của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) trên cơ sở nghiên cứu ngẫu nhiên và thử nghiệm lâm sàng. Nó cũng đã được phê duyệt để kiểm soát tốc độ đáp ứng của tâm thất cho bệnh nhân rung nhĩ. Hướng dẫn của Hội Tim học Hoa Kỳ (ACC)/Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyên dùng digoxin trong điều trị suy tim mạn tính có triệu chứng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng tâm thu, bảo toàn chức năng tâm thu và/hoặc kiểm soát tốc độ rung nhĩ bằng phản ứng tâm thất nhanh. Hướng dẫn của Hiệp hội Suy tim Hoa Kỳ đối với bệnh suy tim đưa ra các khuyến cáo tương tự. Mặc dù sự chấp thuận của FDA và các khuyến cáo hướng dẫn là tương đối gần đây, nhưng việc sử dụng digoxin trong điều trị đang giảm dần với những bệnh nhân suy tim, có khả năng là do kết quả của một vài yếu tố. Những lo ngại về an toàn liên quan đến mối liên hệ được đề xuất giữa liệu pháp digoxin và tỷ lệ tử vong tăng lên ở phụ nữ có thể góp phần vào giảm sử dụng digoxin trong điều trị.

Biến thể

Digitalis purpurea – hoa tím nhạt

Một nhóm các hợp chất có hoạt tính dược lý được chiết xuất chủ yếu từ lá của cây năm thứ hai và ở dạng tinh khiết được gọi bằng các tên hóa học phổ biến, như digitoxin hay digoxin, hoặc bằng các tên nhãn hiệu tương ứng là Crystodigin và Lanoxin. Hai loại thuốc khác nhau ở chỗ digoxin có nhóm hydroxyl bổ sung ở vị trí C-3 trên vòng B (liền kề với pentan). Cả hai phân tử bao gồm một lacton và một đường lặp lại ba lần được gọi là glicozit.

Cơ chế hoạt động

Digitalis hoạt động bằng cách ức chế natri-kali ATPase. Điều này dẫn đến sự gia tăng nồng độ các ion natri nội bào và do đó làm giảm gradient nồng độ ngang qua màng tế bào. Sự gia tăng natri nội bào này làm cho bộ trao đổi Na/Ca (NCX) đảo ngược điện thế, nghĩa là chuyển từ bơm natri vào tế bào để đổi lấy việc bơm canxi ra khỏi tế bào thành việc bơm natri ra khỏi tế bào để đổi lấy việc bơm canxi vào tế bào. Điều này dẫn đến sự gia tăng nồng độ canxi tế bào chất, giúp cải thiện khả năng co bóp của tim. Trong điều kiện sinh lý bình thường, canxi tế bào chất được sử dụng trong các co bóp tim bắt nguồn từ lưới cơ tương, một cơ quan tử nội bào chuyên lưu trữ canxi. Trẻ sơ sinh, một số động vật và bệnh nhân bị suy tim mạn tính thiếu lưới cơ tương phát triển và hoạt động đầy đủ và phải dựa vào bộ trao đổi Na/Ca để cung cấp tất cả hoặc phần lớn canxi tế bào chất cần thiết cho sự co bóp của tim. Để điều này xảy ra, natri tế bào chất phải vượt quá nồng độ điển hình của nó để tạo ra sự đảo ngược về điện thế, điều xảy ra tự nhiên ở trẻ sơ sinh và một số động vật chủ yếu thông qua nhịp tim tăng cao; ở những bệnh nhân bị suy tim mạn tính, nó xảy ra thông qua việc điều trị bằng digitalis. Do khả năng co bóp tăng lên, thể tích tim bóp tăng lên. Cuối cùng, digitalis làm tăng cung lượng tim (Cung lượng tim = Thể tích tim bóp x Nhịp tim). Đây là cơ chế làm cho loại thuốc này trở thành phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh suy tim sung huyết, với đặc trưng là cung lượng tim thấp. Digitalis cũng có tác dụng phế vị (mê tẩu) đối với hệ thần kinh đối giao cảm, và như vậy được sử dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim tái phát và làm chậm tốc độ tâm thất trong rung nhĩ. Sự phụ thuộc vào hiệu ứng phế vị có nghĩa là digitalis không hiệu quả khi bệnh nhân có hệ thần kinh giao cảm cao, đó là trường hợp với những người bị bệnh nặng và khi tập thể dục.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Digitalis http://www.cbif.gc.ca/pls/pp/ppack.info?p_psn=57&p... http://www.ville-ge.ch/musinfo/bd/cjb/africa/detai... http://bmj.bmjjournals.com/cgi/content/full/312/70... http://emedicine.medscape.com/article/816781-overv... http://blog.oup.com/2010/11/foxglove/ http://dictionary.reference.com/browse/digitalis http://www.erc.edu http://aggie-horticulture.tamu.edu/wildseed/27/27.... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC481893 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11222255